Từ lâu chúng ta đã nghe rất nhiều về bài tứ sắc. Đây được xem như một trò chơi bài dân gian truyền thống phổ biến tại Việt Nam. Bài tứ sắc được chơi nhiều nhất bởi các bậc lớn tuổi thế hệ trước. Nhưng thế hệ ngày nay ít ai biết đến cách chơi bài tứ sắc như thế nào? QH88 sẽ giới thiệu chi tiết về trò chơi bài này.
Tìm hiểu bài tứ sắc
Mặc dù là một trò chơi bài phổ biến và được truyền qua nhiều thế hệ. Được xem như một trò chơi dân gian tại Việt Nam. Nhưng thực chất bài này lại bắt nguồn từ Trung Quốc. Bài tứ sắc đó có từ thời nhà Hán. Những năm Trung Quốc đô hộ Việt Nam, họ đã du nhập trò chơi bài này vào nước ta. Và được người Việt yêu thích và chơi cho đến ngày nay.
Tại Việt Nam thì bài tứ sắc phổ biến nhất tại khu vực từ miền Trung đổ vào miền Nam. Cái tên tứ sắc cũng rất đơn giản,vì bộ bài này có 4 màu sắc nên được gọi là tứ sắc. Các màu sắc đó là màu trắng, xanh, vàng và đỏ.


Trong một bộ bài tứ sắc sẽ có 7 quân. Các quân bao gồm quân tướng, quân sĩ, quận tượng, quân xe, quân pháo, quân mã, quân tốt. Mỗi một quân sẽ có 16 lá bài được chia thành 4 màu sắc. Với số lượng 4 quân màu trắng, 4 quân màu xanh, 4 quân màu vàng, 4 quân màu đỏ. Như vậy tổng số lượng lá bài tứ sắc là 112 lá.
Khi đã hiểu được cấu tạo và thành phần tạo nên bài tứ sắc. Tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu cách chơi bài tứ sắc chi tiết nhé.
Giới thiệu cách chơi bài tứ sắc chi tiết
Bài tứ sắc có cách chơi khá đơn giản, không quá khó như các trò chơi bài truyền thống khác như bài chắn, bài tổ tôm,…
Luât chơi bài tứ sắc:
Mỗi người chơi sẽ được chia 20 lá bài. Riêng người chơi làm cái sẽ được chia 21 lá bài. Số lá bài dư sẽ được để giữa bàn chơi để làm bài nọc cho người chơi rút.


-Đối với bài chẵn: Người chơi có thể kết hợp 2 đến 4 lá bài cùng một màu hoặc giống nhau. Lá bài tốt có thể kết hợp 3-4 lá khác màu. Nếu có 4 lá bài giống nhau và cùng màu thì gọi là quằn. Còn nếu có 3 lá bài giống nhau và cùng màu thì gọi lá khạp.
-Đối với bài lẻ: Bạn có thể kết hợp các quân bài này lại với nhau: tướng+sĩ+tượng và xe+pháo+mã . Với điều kiện chúng phải cùng một màu.
-Đối với bài rác: Những lá bài này bạn không thể kết hợp hoặc xếp vào bài chẵn, lẻ được. Những lá bài rác còn được gọi vơis một cái tên khác là cu ki. Bạn không được tới thắng bằng các quân bài rác này, nếu không sẽ phải đền bài.
Tìm hiểu cách chia bài tứ sắc:
Bài tứ sắc có cách chia khá đặc biệt. Người làm cái sẽ tiến hành chia bài, 1 lần chia bài họ sẽ chia 5 lá bài cho người chơi. Và chia theo vòng, cứ mỗi lượt 1 người nhận được 5 lá bài cho đến khi nào đủ 20 lá thì ngưng. Riêng nhà cái sẽ có tổng cộng 21 lá bài. Các lá bài dư sẽ để giữa bàn làm bài nọc.
Cách chơi bài tứ sắc cụ thể:
-Bước 1: Nhà cái sẽ chia bài cho tất cả người chơi.
-Bước 2: Nhà cái sẽ đánh xuống một lá bài tỳ.
-Bước 3: Người chơi ở lượt kế tiếp nếu có nhóm lá bài phù hợp với bài tỳ thì có thể ăn lá đó và đánh xuống một lá bài khác. Nếu người chơi không ăn lá bài đó thì rút một lá bài trong bài nọc và mất lượt đánh sẽ chuyển sang người chơi khác.


-Bước 4: Để ăn được bài chẵn, bạn phải đánh xuống lá rác (cu ki) để người chơi ở lượt sau. Để ăn được bài lẻ, khi người chơi ở lượt trước đánh xuống lá bài có thể kết hợp với bộ lài lẻ của bạn. Thì bạn ăn lá đó, với nguyên tắc phải ăn đúng vị trí đánh. Ưu tiên ăn chẵn trước rồi mới được ăn bài lẻ.
-Bước 5: Người chơi chiến thắng khi các lá bài của mình đều được làm tròn và không có bài rác. Nếu bài nọc chỉ còn lại 7 lá mà chưa có ai có bài tròn thì tính là hoà.
Bài bụng là như thế nào?
Khi bạn có các bộ bài sau: Xe-Pháo-Pháo-Mã, Xe-Pháo-Mã-Mã hoặc Xe-Xe-Pháo-Mã. Khi bạn có những bộ bài này thì rất khó để bạn ăn bài của người chơi khác được.
Ví dụ: Bạn đang có bộ bài xe-xe-pháo-mã. Nếu người chơi ở lượt trước đánh xuống 1 lá xe bạn cũng không thể ăn được. Bạn phải đợi người chơi đánh xuống cặp pháo-mã mới được ăn.
Tính điểm trong bài tứ sắc:
Điểm trong bài tứ sắc còn gọi là lệnh. 1 điểm tương ứng với 1 lệnh:
- Đôi: Đây là bài bạn không nhận được lệnh.
- Tướng: Bạn nhận được 1 lệnh.
- Ba con đã khui ra: Nhận được 1 lệnh.
- Bốn con đã khui ra: Nhận được 6 lệnh.
- Khạp trên tay: Nhận được 3 lệnh.
- Quằn trên tay: Nhận được 8 lệnh.
- Bốn lá bài chốt khác màu sắc: Nhận được 4 lệnh.
- Những người tới nhận được 3 lệnh.
Tổng số điểm cộng lại cuối cùng phải lá một số lẻ. Nếu điểm là số chẵn tức là bại đánh sai quy định và sẽ bị phạt.


Kết luận
Cách chơi bài tứ sắc khá thú vị và nhiều điểm mới mẻ so với các game bài sử dụng bộ bài Tây. Những lá bài đầy màu sắc giúp bạn chơi không bị nhàm chán và có thể chơi cả ngày. Khi đã biết cách chơi rồi thì hãy bắt đầu trải nghiệm trò chơi bài đặc sắc này nhé.